Vải địa kỹ thuật dệt tên tiếng anh woven geotextile là vải gia cường có các tính năng kháng vật lý như kéo đứt, kéo giật, đâm thủng kháng bục cao dùng cho các công trình xử lý nền đất yếu.
Vải địa kỹ thuật dệt có 2 loại. Giấy dầu trân trọng gửi đến quý khách hàng giá bán của các loại vải địa kỹ thuật dệt như sau
Giá vải địa kỹ thuật dệt PP 25 ( 25kN/m ) | 4 m x 250 m = 1000m2 | 150g/m2 | 7.000 |
Đơn giá may vải địa kỹ thuật dệt: 4.000 đồng/m2 – Trải vải địa kỹ thuật dệt: 3.000 đồng/m2
Khác với vải địa kỹ thuật không dệt, có thể dùng máy may 1 kim 1 chỉ, may vải địa kỹ thuật dệt phải sử dụng phương pháp may dùng máy 1 kim 2 chỉ hoặc 2 kim 2 chỉ.
Lý do phải sử dụng phương pháp may này vì vải địa kỹ thuật dệt được tạo thành bởi các sợi xơ dệt với nhau theo phương vuông góc với nhau. Các bó xơ có thể dịch chuyển và bung ra khi không may khóa đầu. Vì vậy, phương pháp may vải địa kỹ thuật dệt phải là các đường may khóa đầu.
Khi trải vải địa kỹ thuật dệt, phải trải sao cho đường may nối giữa các lớp vải phải là các mép đã được dệt theo hình thức khóa đầu.
Vải dệt PP là vải dệt được tạo thành bởi các sợi màng PP dệt với nhau thành tấm vải.
Giấy dầu là nhà cung cấp vải địa kỹ thuật dệt PP tại Miền Bắc và Miền Nam. Vải địa dệt PP có đặc tính chịu lực cao, dộ dãn dài thấp, dễ thi công. Do đặc thù công nghệ sản xuất vải dệt PP dạng dệt trên nền vải không dệt nên sản lượng sản xuất rất lớn, đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng của khách hàng. Vải địa kỹ thuật loại dệt polypropylene (PP) là vải địa kỹ thuật dệt từ các sợi PP theo công nghệ ép màng.
Phân biệt vải địa kỹ thuật dêt và vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật gồm hai loại, loại vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt.
Vải địa kỹ thuật không dệt là loại vải dùng phương pháp xuyên kim để kết nối các sợi xơ với nhau, ngược lại vải địa kỹ thuật dệt lại dùng hình thức dệt vuông góc hoặc dệt đan phức hợp với nhau để tạo thành tấm vải.
Xét về cường lực thì vải địa kỹ thuật dệt có cường lực cao hơn trong khi trọng lượng đơn vị lại thấp hơn.
Ứng dụng vải địa kỹ thuật không dệt chủ yếu là để làm lớp phân cách, lọc, trong khi vải địa kỹ thuật dệt lại nhằm gia tăng cường lực cho đất nhất là các tuyến đường có yêu cầu lớp vật liệu chịu tải trọng lớn.
Vải địa kỹ thuật dệt thường có độ giãn dài rất thấp dưới 25% trong khi của vải địa không dệt thường từ 50% trở lên.
Vải địa kỹ thuật dệt thường có giá cao hơn vải địa không dệt và không đa dạng sản phẩm như vải địa không dệt.
Với nhiều công dụng và ưu thế tuyệt với trong việc gia tăng cường lực, phân cách, thẩm thấu và tầng lọc, vải địa kỹ thuật dệt được ứng dụng rộng rãi trong các công trình giao thông đường bộ, đường thủy, khu chế suất, đường cao tốc, dự án nhiệt điện khai khoáng, đê kè sông hồ, kênh rạch. Vải địa kỹ thuật còn được sử dụng trong các ứng dụng dân dụng như da giày, tấm lót trong ô tô, chống ồn, tấm lọc bụi, lọc cát…
Vải địa kỹ thuật loại dệt có tác dụng chủ yếu gia tăng cường lực một phương hoặc hai phương cường lực từ 50kN/m đến 300kN/m
Vải địa kỹ thuật dệt dùng cho đường cao tốc, đường tỉnh, đường vành đai
Vải địa kỹ thuật dệt dùng cho bến cảng, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị
Vải địa kỹ thuật dệt dùng cho đê kè thủy lợi, kè sông kè biển.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VẢI ĐỊA KỸ THUẬT DỆT PP 25kN/m
Chỉ tiêu/ Properties | Test method | Đơn vị | PP 25 | |
1 | Lực kéo đứt chiều cuộn/ khổ | ASTM D-4595 | kN/m | ≥ 25 |
2 | Độ dài khi đứt chiều cuộn/khổ | ASTM D-4595 | % | ≤ 25 |
3 | Cường độ xuyên thủng CBR | BS 6909 part4 | N | ≥ 2500 |
4 | Cường độ chịu kẹp kéo | ASTM D 4632 | N | ≥ 600 |
5 | Thấm xuyên | ASTM D 4491 | m/s | ≥ 1×10-4 |
6 | Kích thước lỗ hiệu dụng O90 | ASTM D 4751 | micron | ≤ 230 |
7 | Chất liệu | Normal | Tiêu chuẩn | Sợi PP |
8 | Trọng lượng | ASTMD 5261 | g/m2 | ≥ 125 |
9 | Độ dày P=2kPa | ASTMD 5199 | mm | ≥ 0,50 |
10 | Màu sắc | Normal |