Vải địa kỹ thuật ART12

Vải địa kỹ thuật ART12

Vải địa kỹ thuật Art12 là vải địa kỹ thuật không dệt cường lực chịu kéo lên đến 12 kN/m thương hiệu ARITEX do Giấy dầu cung cấp trên toàn quốc với chất lượng đảm bảo, giao hàng nhanh chóng thuận tiện.
Liên hệ ngay

Vải địa kỹ thuật Art12 là vải địa kỹ thuật không dệt cường lực chịu kéo lên đến 12 kN/m thương hiệu ARITEX do Giấy dầu cung cấp trên toàn quốc với chất lượng đảm bảo, giao hàng nhanh chóng thuận tiện, đây là loại vải được dùng phổ biến nhất bởi tính chất cơ lý thỏa mãn yêu cầu của nhiều dự án, đa dạng nhất cho tất cả các hạng mục từ cảnh quan môi trường đến thi công đường cao tốc đường liên tỉnh đến xây dựng hạ tầng khu chế suất, khai khoáng khu công nghệ cao.

Thật vậy, trong các hồ sơ thiết kế thi công các dự án đường cao tốc, đường bộ, đường liên tỉnh hay xử lý nền đất yếu cho khu nhà ga bến cảng, làm kè hồ sông lấn biển, Vải địa ART12 đều được dẫn giải cho loại vật liệu phổ biến được sử dụng.

Cũng như vậy, trong thiết kế các loại vải địa kỹ thuật do Bộ giao thông vận tải ban hàng cũng sử dụng nhãn hiệu ART12 làm phân loại loại vải địa sử dụng cho các loại nền đất yếu khác nhau. Đáp ứng nhu cầu sử dụng và tìm hiểu về sản phẩm, Giấy dầu trân trọng gửi đến báo giá chi tiết như sau:

Báo giá vải địa kỹ thuật ART12

Stt Tên sản phẩm Quy cách / số lượng Giá/m2
1 Giá vải địa kỹ thuật ART12 nguyên cuộn 225 x 4 = 900m2 9.200
2 Giá bán lẻ vải địa kỹ thuật ART12 <900m2 15.000
3 Giá vải địa kỹ thuật ART12 số lượng lớn 225 x 4 >10.000 m2 8.900
4 Giá vải địa kỹ thuật ART12 tại Tp. Hồ Chí Minh 225 x 4 >5.000 m2 9.400
5 Giá vải địa AR12 tại Hà Nội 225 x 4 >5.000m2 9.300
6 Giá vải địa tại các tỉnh trên toàn quốc 225 x 4 > 10.000m2 9.200

Báo giá mang tính chất tham khảo, quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn báo giá tốt nhất

So sánh giá bán vải địa kỹ thuật ART12 và các loại khác tương đương

Stt Loại vải địa kỹ thuật Đơn giá /m2
2 Giá Vải địa kỹ thuật ART12 (12 kN/m) 9.300 vnd
3 Vải địa kỹ thuật ART11 (11kN/m) 9.100 vnd
4 Vải địa kỹ thuật VNT24 (12 kN/m) 9.200 vnd
5 Giá vải địa kỹ thuật TS30 (11.5 kN/m) 17.800 vnd

Giá bán mang tính tham khảo tại Hà Nội

Thông tin cơ bản về vải địa kỹ thuật ART 12 – ART12

Vải địa kỹ thuật ART12 là gì

Trước hết, phải hiểu Vải địa kỹ thuật là vật liệu cấu tạo gồm các sợi xơ PP hoặc PE liên kết không định hướng với nhau nhờ công nghệ xuyên kim ép nhiệt. Tên thường gọi là vải địa kỹ thuật không dệt, tên tiếng anh là non-woven geotextile. Vải có các chức năng gia tăng cường lực cho đất, phân cách, tiêu thoát nước và bảo vệ. Chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nhất của vải địa không dệt là cường độ chịu kéo hay còn gọi là lực kháng đứt. Sở dĩ nói chỉ tiêu này quan trọng nhất là do nó thể hiện rõ nhất tính cơ lý của sản phẩm là đại diện cho khả năng chịu lực của vải.

Trong ứng dụng thực tế, cách tính toán vật liệu đưa vào thi công cũng dựa trên chỉ số này. Chỉ tiêu này cơ bản cũng tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu cơ lý khác như kéo giật, xé rách hình thang. Vì thế, nhắc đến chỉ tiêu kháng đứt bằng liên hệ nào đó người ta cũng có thể ước lượng được các chỉ tiêu về kéo giật, xé rách, đâm thủng và kháng bục. Ngoài ra, để sản xuất vải địa kỹ thuật người ta phải tiêu tốn một đơn vị nguyên liệu là xơ PP/PE. Với dây chuyền tiêu chuẩn, chất lượng xơ ổn định thì để đạt được 1 đơn vị lực kéo cần tốn từ 12 – 15 gam xơ.

Từ cường lực có thể suy ra định lượng tối thiểu trong điều kiện bình thường của công nghệ và dây chuyền sản xuất. Chính vì tầm quan trọng của chỉ tiêu kháng đứt, các nhà sản xuất thường dựa vào chỉ tiêu này để đặt tên cho sản phẩm và để phân loại các mã hàng với nhau. Ví dụ như vải địa ART lấy chỉ số sau chữ ART là cường lực, Haicatex lấy  gấp đôi cường lực sau chữ HD, VNT lấy gấp đôi cường lực sau chữ VNT, Thái Châu lấy cường lực viết sau chữ APT.

Vậy, Vải địa kỹ thuật ART12 là vải địa không dệt có tên nhãn hiệu là ART viết tắt của ARITEX – Nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật Việt Nam. Chỉ số 12 sau chữ ART thể hiện cường lực chịu kéo của loại vải này là 12 kN/m.

Phân biệt bằng các chỉ tiêu sau:

Căn cứ theo các chỉ tiêu cơ lý thường phân biệt các loại vải địa có cường lực chịu kéo từ 7 kN/m đến 200 kN/m. Từ cường lực chịu kéo này các nhà sản xuất sẽ đặt tên sản phẩm tương ứng như: vải địa có cường lực chịu kéo 12 kN/m là Vải địa kỹ thuật Art12. Loại vải có cường độ kéo giật 700N là vải địa kỹ thuật ART700…

Căn cứ theo chỉ tiêu về trọng lượng, định lượng vải địa từ 100 gam/m2 đến 500 g/m2. Từ định lượng có các tên sản phẩm như vải địa kỹ thuật ART350, VNT160

Ngoài ra có thể mỗi thương hiệu có thể lựa chọn cách đặt tên sản phẩm theo các cách thức khác nhau.

Vì vậy, Vải địa kỹ thuật ART12 là vải địa kỹ thuật có cường lực kéo đứt 12 kN/m

Nguyên liệu sản xuất và quy trình sản xuất :

Xơ PP hoặc PE nhập khẩu Hàn Quốc, Châu Âu. Khối lượng xơ để sản xuất ra Vải ART12 vào khoảng 160 g/m2.

Dây chuyền sản xuất gồm tạo màng xơ, xuyên kim, ép nhiệt cuộn và bao gói.

Tiêu chuẩn kỹ thuật vải địa kỹ thuật art12

Thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật art12

Các chỉ tiêu cơ lý và chỉ tiêu hóa học trong đó có các tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng như:

  Chỉ tiêu Đơn vị ART12
1 Cường độ chịu kéo Tensile Strength kN / m 12
2 Dãn dài khi đứt Elongation at break % 40/65
3 Kháng xé hình thang Trapezoidal Tear Strength N 300
4 Sức kháng thủng thanh Puncture Resitance N 350
5 Sức kháng thủng CBR CBR Puncture Resitance N 1900
6 Rơi côn Cone Drop mm 24
7 Hệ số thấm tại 100mm Permeability at l/m2/sec 140
8 Kích thước lỗ O90 Opening size O90 micron 110
9 Độ dày P=2kPa Thickness under 2kPa Mm 1.2
10 Trọng lượng Mass per Unit area g/m2 160
11 Chiều dài x rộng cuộn Length x Roll width m x m 225 x 4

Dẫn giải chi tiết thông số kỹ thuật:

  • Vải địa kỹ thuật ART có cường lực chịu kéo đứt là 12 kN/m trọng lượng đơn vị là 160 g/m2 sử dụng xơ pp/pe nhờ công nghệ xuyên kim ép nhiệt, một dạng vải địa kỹ thuật không dệt.
  • Ngoài chỉ tiêu chính trên, vải địa ART12 có thêm các chỉ tiêu về cường lực chịu kéo giật, kháng xé hình thang.
  • Vải địa kỹ thuật ART12 có kích thước 900m2/ cuộn chiều dài cuộn là 225m, chiều khổ 4m.

Kết quả thí nghiệm vải địa kỹ thuật art12

Do Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải trung tâm khoa học & công nghệ địa kỹ thuật

địa chỉ Số 1252 Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội,

số điện thoại Tel : 04.37669592 Fax: 04.37664199 Email: Diakythuat@itst.gov.vn

Số :……….…. / 2011 / LAS XD 298

Kết quả thí nghiệm vải địa kỹ thuật không dệt

Đơn vị gửi mẫu Giấy dầu Loại ART 12 ( Aritex ) vải địa kỹ thuật ART12

công trình VinCity Hạng mục Xử lý nền đất yếu

Yêu cầu thí nghiệm:  Một số chỉ tiêu của 01 mẫu vải ĐKT  ó kích thước 900m2/ cuộn chiều dài cuộn là 225m, chiều khổ 4m.

TT Các chỉ tiêu Phương pháp thử Đơn vị Giá trị trung bình
1 Khối lượng đơn vị ASTM D – 5261 g/m 2 177.5
2 Chiều dày ASTM D – 5199 mm 1.23
3 Hệ số thấm ASTM D – 4491 10 -4 m/s 35.0
4 Cường độ chịu kéo đứt chiều cuộn ASTM D – 4595 kN/m 13.9
5 Độ giãn dài khi đứt theo chiều cuộn ASTM D – 4595 % 37.9
6 Cường độ chịu kéo đứt chiều khổ ASTM D – 4595 kN/m 14.7
7 Cường độ chịu kéo đứt chiều khổ ASTM D – 4595 % 43.6
8 CBR đâm thủng ASTM D – 6241 kN 2.17
9 Kích thước lỗ O 95 ASTM D – 4751 mm < 0.106

Trong bảng trên là kết quả trung bình (± 5%) của phương pháp thử tiêu chuẩn-

Vải địa ART 12 có tính chất:

Giúp tăng cường lực cho đất, phân cách và tiêu thoát nước.

Vải địa ART là sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, nổi tiếng được sử dụng trong rất nhiều dự án đường bộ đường thủy và khu chế suất.

Xem thêm các sản phẩm khác cùng loại Vải địa kỹ thuật ART tại đây

Qúy khách hàng muốn mua vải địa kỹ thuật art 12 với giá rẻ nhất, giao hàng nhanh chóng thanh toán linh hoạt và các dịch vụ sau bán tốt nhất

Vải địa kỹ thuật art12 là vải địa kỹ thuật không dệt cường lực 12kN/m do nhà máy sản xuất tại Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của dự án.

Bạn có thể tra cứu trực tiếp trên website Giấy dầu theo các link dưới đây:

Xem: Thông tin Vải địa kỹ thuật ART12

Là loại vải địa kỹ thuật dưới dạng vải địa không dệt nhờ công nghệ xuyên kim và ép nhiệt. Chế tạo từ xơ PP hoặc PE do nhà máy tại Việt Nam sản xuất theo công nghệ của các nước phát triển.

Xem thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật ART12 theo phương pháp thử ASTMD

Phương pháp thử ASTMD

Theo tiêu chuẩn quốc tế, được áp dụng rộng rãi trên thế giới

  Chỉ tiêu Phương pháp thử Đơn vị ART12
1 Cường độ chịu kéo Tensile Strength ASTM D 4595 kN / m 12
2 Dãn dài khi đứt Elongation at break ASTM D 4595 % 40/65
3 Kháng xé hình thang Trapezoidal Tear Strength ASTM D 4533 N 300
4 Sức kháng thủng thanh Puncture Resitance ASTM D 4833 N 350
5 Sức kháng thủng CBR CBR Puncture Resitance DIN 54307 N 1900

Theo ASTMD

Xem thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật ART12 theo phương pháp thử TCVN

Đây là phương pháp thử theo tiêu chuẩn Quốc gia việt nam được bộ giao thông vận tải biên soạn, cục đo lường chất lượng ban hành.

  TIÊU CHUẨN VẢI ĐỊA TIÊU CHUẨN ĐV TÍNH ART12
1 TCVN 8485, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định cường lực kéo đứt (cuộn, khổ) TCVN 8485 kN / m 12
2 TCVN 8485, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định độ giãn dài kéo đứt (cuộn, khổ) TCVN 8485 % 40/65
3 TCVN 8871-2, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định lực xé rách hình thang (cuộn, khổ) TCVN 8871-2 N 300.0
4 TCVN 8871-2, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định lực kháng xuyên thủng thanh  TCVN 8871-4 N 350.0
5 TCVN 8871-3, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định lực xuyên thủng CBR TCVN 8871-3 N 1900.0
6 TCVN 8484, vải địa kỹ thuật – phương pháp xác định sức bền kháng thủng bằng phép thử rơi côn TCVN 8484 mm 24.0
7 TCVN 8487, vải địa kỹ thuật – phương pháp xác định độ thấm dưới áp lực 100ml nước  TCVN 8487 l/m2/sec 140.0
8 TCVN 8871-6, vải địa kỹ thuật – phương pháp thử xác định kích thước lỗ biểu kiến bằng sàng khô O90  TCVN 8871-6 micron 110.0
9  TCVN 8220, vải địa kỹ thuật – phương pháp xác định độ dày định danh 2kPA TCVN 8220 Mm 1.2
10 TCVN 8221, vải địa kỹ thuật – phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích TCVN 8221 g/m2 155.0
11 Chiều dài x rộng cuộn Length x Roll width   m x m 225.0 x 4

Theo TCVN

Thông số kỹ thuật vải địa kỹ thuật ART12 theo phương pháp thử ISO

  TIÊU CHUẨN VẢI ĐỊA TIÊU CHUẨN ĐV TÍNH ART12
1 TCVN 8485, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định cường lực kéo đứt (cuộn, khổ) ISO 10319 kN / m 12
2 TCVN 8485, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định độ giãn dài kéo đứt (cuộn, khổ) ISO 10319 % 40/65
3 TCVN 8871-2, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định lực xé rách hình thang (cuộn, khổ) ASTMD – 4533 N 300.0
4 TCVN 8871-3, vải địa kỹ thuật – Phương pháp thử – xác định lực xuyên thủng CBR ISO 12236 N 1900.0
5  TCVN 8220, vải địa kỹ thuật – phương pháp xác định độ dày định danh 2kPA ISO 9863 Mm 1.2
6 TCVN 8221, vải địa kỹ thuật – phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích ISO 9864 g/m2 155.0

Phương pháp thử này thường áp dụng cho các công trình nước ngoài, chỉ một số ít dự án tại Việt Nam sử dụng phương pháp thử này

Giấy dầu liên tục cập nhật giá bán hỗ trợ khách hàng lựa chọn phương pháp tối ưu khi mua hàng.

Xem mua Vải địa kỹ thuật ArT12 ở đâu, kho Vải địa kỹ thuật ART12 ở đâu gần nhất

Hiện nay, kho hàng của Giấy dầu có ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Sóc Trăng và ở các cảng Hải Phòng, Cát Lái. Rất thuận tiện cho khách hàng mua hàng

Xem kết quả thí nghiệm vải địa kỹ thuật ART12 mẫu của một số dự án đã được chấp thuận

Các dự án dù lớn hay nhỏ đều phải được thí nghiệm đầu vào và thí nghiệm tần suất. Tần suất thông thường là 10.000m2. Kết quả thí nghiệm thường phải đạt tất cả các chỉ tiêu của dự án.Theo quy định, bất kỳ vật tư cấp cho công trình phải thông qua 2 loại thí nghiệm. Một là thí nghiệm đầu vào, Hai là thí nghiệm tần suất. Tùy theo yêu cầu cụ thể của mỗi dự án mà tần suất thí nghiệm khác nhau nhưng nhìn chung, các dự án đều yêu cầu thí nghiệm với tần suất cứ 10.000m2 vật tư đưa ra công trình thì phải kiểm tra mẫu tương ứng. Nếu số lượng vượt quá 10.000m2 và lớn hơn 2000m2 thì cũng yêu cầu lấy mẫu. Một số dự án yêu cầu khắt khe thì tần suất là 5000m2 phải thí nghiệm tần suất một lần.

Xem phương pháp thí nghiệm vải địa kỹ thuật ART12

Thí nghiệm các chỉ tiêu chính gồm: Cường lực kéo đứt phải đạt 12kN/m Độ giãn dài kéo đứt đạt 65%; Ngoài ra có các chỉ tiêu kéo giật, xé rách, kháng bục hay CBR đâm thủng.

Phương pháp thi công

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, tâp kết các cuộn vải địa ART12

  • Vải địa kỹ thuật ART nguyên cuộn có chứng nhận sản xuất và thí nghiệm đầu vào trước khi đem tới công trình. Vải phải được bảo quan nơi khô mát không có ánh nắng trực tiếp.
  • Mặt bằng sạch không có gốc cây cối, bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công. Gốc cây đào sâu 0.6m dưới mặt đất. Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa. Nền đường phải được đầm nén theo yêu cầu kỹ thuật.

Bước 2: trải vải địa kỹ thuật ART12

  • Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.
  • Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí quy định.
  • Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
  • Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
  • Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5 %.

Bước 3, Nối vải địa kỹ thuật ART12

  • Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:
  • Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền.
  • Nối may: Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester.
  • Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
  • Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
  • Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.
  • Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).
  • Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.

Ứng dụng vải địa kỹ thuật ART12

Ứng dụng cho đường cao tốc, đường quốc lộ: Vải địa kỹ thuật ART12, ART12A, ART12D được đưa vào thiết kế và sử dụng cho các đường quốc lô, Hà Nội Hải phòng, mở rộng quốc lộ 1 và nhiều tuyến đường trọng điểm khác.

Ứng dụng làm nhà ga bến cảng sân bay: Nền đường các khu vực nhà ga bến cảng có yêu cầu về xử lý nền đất yếu rất cao, nhiều dự án phải tiến hành chờ lún và gia tăng cường lực cho đất. Sử dụng vải địa ART12 vừa làm giảm chi phí đất đắp vừa gia tăng cường lực cho đất.

Ngoài ra, Vải địa kỹ thuật ART 12 còn được dùng làm lớp lót cho các dự án thi công chống thấm cho hồ nuôi tôm cá, hồ nước ngọt, biển nhân tạo, bãi xử lý rác thải … trước khi trải màng chống thấm HDPE nhằm bảo vệ màng không bị các vật sắc nhọn làm thủng, rách. Cũng có thể dùng để trải phía trên màng để tránh các vật nuôi trong nước làm thủng bạt.

Vải ART12 còn được dùng cho các công trình thi công kè biển, kè sông kết hợp với rọ đá để bảo vệ các vật liệu bên trong.

Vải địa art12 còn được sử dụng cho công trình sinh thái cảnh quan, dùng kết hợp với vỉ thoát nước.

Trong thi công đường ống HDPE, đường ống điện, ống thoát nước, cần bọc vải địa vào đường ống để bảo vệ đường ồng bị vỡ hoặc bảo vệ hệ thống thu nước ngầm.

Chức năng vải địa kỹ thuật ART12:

Chức năng tạo lớp phân cách:

dùng để ngăn giữa hai lớp vật liệu có kích thước hạt khác nhau, như đá hay đá răm, hay cát với nền đất yếu. Dưới tác động của hiệu ứng nhất là những hiệu ứng, tác động do xe tải, xe contenơ, xe thồ hay xe khách tác động lên làm cho vật liệu hạt giữ nguyên vẹn các đặc tính cơ học của nó.

Chức năng gia cường:

do có tính chịu kéo cao nên đơn vị thiết kế áp dụng đặc tính này để giúp truyền hoặc tăng cường cho đất khả năng chịu kéo để gia tăng và cố định nền cốt cho đất. Người ta cũng có thể dùng các túi may bằng vải địa kỹ thuật để chứa đất.

Tính năng bảo vệ:

do có tính bền kéo, chống đâm thủng cao lại thêm tính năng thân thiện môi trường, trơ với kiềm và axít, chịu được nước biển mặn và khả năng tiêu thoát nước nhanh. Vải địa kỹ thuật được dùng kết hợp với một số vật tư địa kỹ thuật khác như bê tông, đá, rọ đá, rồng đá, tạo thành lớp đệm ngăn cách chống và bảo vệ cho triền đê, bờ đập, hành lang ven biển hay các cột bê tông cột trụ của cầu

Tính lọc:

Người ta sử dụng vải địa kỹ thuật ở giữa 2 lớp vật liệu khác nhau, có thể khác nhau về hệ số thấm hay về hình dáng kích thước. Nhờ có lớp lọc này mà các hạt có kích thước nhỏ từ 0,075 micromet cũng không thể lọt qua hoặc thất thoát với tỷ lệ rất thấp 095 tức là mất đi 5% loại có cỡ 0,075 micromet

Tính thoát nước: nhờ tính thấm nước tốt và đặc tính xuyên kim, cấu tạo từ các loại sơ nên dễ dàng cho nước đi qua theo cả phương thẳng đứng lẫn phương ngang. Các hạt nhỏ không đi qua lớp vải và cũng không cản trở việc tiếp tục thấm thoát nước ngay cả khi có những hạt mịn được giữ lại. Người ta có thể kết hợp với màng chống thấm để thu nước thấm qua vải địa

Xem quy cách bao gói vải địa kỹ thuật art12

Xem hệ thống phân phối vải địa kỹ thuật art12

Copyright © 2022 - Công ty TNHH đầu tư thương mại Phú An Phát