Thi công màng chống thấm HDPE là phương pháp dùng hàn nhiệt, hàn đùn, hàn khò để gắn kết các tấm chống thấm HDPE với nhau tạo thành lớp lót hoặc lớp phủ kín khí, không cho nước và khí thoát ra, có khả năng kháng bục, kháng thủng cao và chống chịu được các tác nhân môi trường như kiềm, axit tia UV, kháng lại sự ăn mòn, không bị vi sinh vật động vật tự nhiên dễ dàng làm hư hỏng.
Hồ sau khi thi công xong có thể chứa nước sinh hoạt, nước tưới tiêu hay nước thải độc hại, nước thải trong quá trình chăn nuôi. Cũng có thể sử dụng như một hầm kín khí giúp vi sinh vật phân hủy các chất thải hữu cơ tạo thành nguồn khí đốt dồi dào tận dụng cho công tác chăn nuôi, trồng trọt, đun nấu và lò đốt công nghiệp khác. Một ứng dụng tuyệt vời khác của màng chống thấm là đóng phủ bãi rác trong đó, lớp lót đáy chứa đựng rác thải, ngăn thấm nước xuống đất gây hại cho môi trường xung quanh, lớp đóng phủ giúp ngăn ngừa sự bay hơi, bốc mùi của chất thải ra không khí.
Thi công màng chống thấm hdpe
Trước khi xem bảng giá thi công, mời quý khách hàng tham khảo quy trình thi công màng chống thấm HDPE để hiểu rõ hơn về các hạng mục và chi phí thi công. Xem thêm về màng chống thấm HDPE ở đây
TT | Dịch vụ thi công | Giá (VND/m2) |
1 | Báo giá thi công hàn kép màng chống thấm HDPE dày 0.25 mm – 0.75 mm | 3.500 |
2 | Báo giá thi công trải màng chống thấm HDPE dày 0.25 mm – 0.75 mm | 4.000 |
3 | Báo giá thi công hàn kép màng chống thấm HDPE dày 1mm đến 2.5mm | 4.000 |
4 | Giá thi công trải màng chống thấm hdpe dày 1mm đến 2.5 mm | 4.000 |
5 | Giá thi công làm hầm biogas bằng màng chống thấm HDPE | 4.500 |
6 | Giá trải bạt chống thấm HDPE và lắp đặt hầm biogas | 4.500 |
7 | Thi công lắp đặt trọn gói hầm biogas bằng màng chống thấm HDPE | 8.000 |
Báo giá tham khảo, có thể thay đổi tùy theo khối lượng và loại hình thi công, địa điểm thi công
Việc xác định hạng mục thi công hay thực chất là ứng dụng của công trình và mục đích sử dụng cũng như thời gian tuổi thọ công trình là hết sức quan trọng, nó quyết định vật liệu đưa vào sử dụng, phương pháp thi công ra sao, công tác đào đắp và các vật liệu phụ trợ.
Có các ứng dụng của màng chống thấm HDPE như sau:
Bạt sử dụng cho hồ nuôi tôm cá thường không yêu cầu độ dày lớn, chi phí cần rẻ để giảm chi phí nuôi trồng thủy hải sản, thời gian sử dụng có thể chỉ một vài vụ là phải vệ sinh thay mới hoặc bảo dưỡng sản phẩm. Như vậy, đối với hồ nuôi tôm cá, với điều kiện mặt bằng không đặc thù thì có thể sử dụng màng HDPE từ 0.25 mm – 0.75 mm.
Hồ nuôi tôm cá màng chống thấm HDPE
Hồ chứa nước màng HDPE
Bạt sử dụng cho hố chôn lấp xử lý rác thải cần độ dày lớn, khả năng kháng thủng kháng bục cao. Đối với hạng mục này tùy theo tiêu chuẩn thiết kế dự án, thông thường sẽ sử dụng loại 1.5mm – 2.5mm. Trong quá trình thi công cần chuẩn bị vải địa kỹ thuật để lót đáy để bảo đảm an toàn cho màng và lớp đệm để tránh rác thải có thể làm ảnh hưởng đến màng. Vì vậy, báo giá thi công hàn màng chống thấm HDPE đối với hố chôn xử lý rác thải phải bao gồm các hạng mục vật tư và phải đảm bảo hệ thống thu nước thoát nước cho phù hợp
Đóng phủ bãi rác bằng màng chống thấm HDPE
Tùy theo mức độ yêu cầu của thiết kế, trữ lượng nước và tình hình địa chất có thể xác định độ dày màng và bố trí mái taluy, rãnh neo cho phù hợp.
Hồ chứa nước thải
Hầm biogas hdpe là hình thức dùng màng chống thấm HDPE để lót đáy và lớp phủ. Khi chất thải hữu cơ phân hủy sẽ sản sinh ra khí gas, từ đầu thu gas, gas được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đối với hình thức này thì lớp phủ phải có độ dày trên 1mm trở lên để đảm bảo khi khí gas lớn, lớp phủ đầy khí sẽ nở căng ra, chịu áp lực rất lớn từ các yếu tố môi trường. , số lượng gấp đôi so với hồ chứa nước cùng kích thước. Đ Ngoài ra cần phải chuẩn bị các dụng cụ thiết bị cho bể biogas cũng như hệ thống dẫn thải và trữ nước thải của hầm.
Hầm bigoas dùng màng hdpe
Ứng dụng làm hồ cảnh quan cho khu du lịch sinh thái cảnh quan
Hồ cảnh quan
Hồ cảnh quan dùng màng chống thấm HDPE
Tiến hành đào đắp: Diện tích và thể tích của ao hồ, hố chôn phù hợp với diện tích thực tế, nhu cầu sử dụng nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc mực nước sử dụng trong hồ chứa thấp hơn bờ kè tối thiểu 60cm. Trường hợp màng hdpe làm chống thấm hầm biogas thì công thức tính thể tích hầm biogas như sau:
Công tác đào đắp
– Thể tích bể = 0.03 x số heo x 30 ngày.
– Thể tích bể = 0.06 x số bò x 30 ngày
Khi tiến hành đào mái taluy, căn cứ vào địa hình và loại hình hồ để xác định độ mở mái hay độ dốc mái. Đối với đất cát có tỷ lệ là 1:2 cứ sâu 1m thì độ mở mái là 2 m; Đối với đất đào là 1:1 cứ sâu 1m thì độ mở mái là 1m góc 45 độ; Đối với chiều sâu hồ trên 6 m thì phải làm mái nghỉ. Tiến hành đào rãnh neo xung quanh bờ kè, cách mép bể tối thiểu 50 cm, đào sâu tối thiểu 50 cm rộng ra 50cm. Rãnh neo để neo giữ bạt chống thấm HDPE. Báo giá thi công màng chống thấm HDPE không bao gồm công tác đào đắp, hạng mục này do phía khách hàng thực hiện theo sự tư vấn thống nhất của kỹ thuật thi công màng chống thấm HDPE
Mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
Lắp đặt đường ống thu nước mặt đáy
Sơ đồ công nghệ thi công màng chống thấm HDPE:
Trước khi trải màng chống thấm HDPE tiến hành trải vải địa kỹ thuật để bảo vệ tránh các vật sắc nhọn làm rách thủng màng HDPE. Vải địa có khả năng kháng chọc thủng làm lớp lót.
Trải vải địa kỹ thuật bảo vệ màng chống thấm HDPE
Sau khi vật liệu được tập kết tại công trường công tác thi công rải màng được thực hiện bằng 2 phương pháp sau:
Màng chống thấm HDPE
Nhân công trải bạt lót hồ HDPE
– Nghiên cứu bản vẽ, nghiên cứu thực tế mặt bằng đo đạc tính toán trước khi trải và cắt màng .
Trải màng chống thấm HDPE
Công đoạn này được tiến hành đồng thời với công đoạn rải màng, trên mỗi tấm được đánh dấu đường chồng mí bằng mực trắng thẳng đậm, nét đứt, do vậy người điều khiển thiết bị rải và công nhân điều chỉnh đặt nối tiếp các tấm màng đúng khoảng cách. Khoảng cách chồng mí giữa các tấm màng phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại máy hàn, thường từ 100mm đến 150mm:
Chỉnh kích thước trước khi hàn
Để chất lượng đường hàn đảm bảo chất lượng đường chồng mí phải được vệ sinh sạch sẽ bằng dẻ lau khô. Việc vệ sinh được thực hiện trước và song song với công tác hàn màng HDPE
Hàn Nối: Có 4 phương pháp hàn chủ yếu trong thi công màng HDPE:
Hàn kép: Được thực hiện bởi các loại máy hàn chuyên dụng của các hãng như Comon, Demtech, Mion…
Sau quá trình trải và đưa các tấm HDPE vào vị trí lắp đặt tiến hành thi công hàn nối các tấm bằng phương pháp hàn kép theo hướng thi công được định sẵn, trước khi hàn các máy phải được cài đặt thông số tiêu chuẩn như nhiệt độ, tốc độ tương ứng với chiều dầy của vật liệu HDPE. Trước khi hàn đại trà máy phải chạy ổn định và phải hàn thử nghiệm kiểm tra. Mỗi máy hàn được bố trí 1 thợ hàn và 10 công nhân phụ, trong quá trình thi công luôn vệ sinh và giữ cho tấm màng không được di chuyển. Cán bộ phụ trách thi công phải lên lịch trình cho từng máy và bàn giao khu vực thi công hết sức cụ thể để tránh bỏ sót đường hàn, đồng thời phải giám sát chặt chẽ các bước trong qui trình hàn nhằm bảo đảm chất lượng các mối hàn.
Kỹ thuật hàn kép
Hàn đùn: Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa các lỗ thủng hoặc các lỗi và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương pháp này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn kép. Thiết bị hàn đùn cần được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.
Kỹ thuật hàn đùn
Hàn khò: Sử dụng đầu khò để nung chảy 2 mép màng sau đó dùng con lăn để ép chặt hai mép với nhau
Hàn khò màng chống thấm HDPE
Dán màng: Dùng keo dán màng HDPE chuyên dụng, giống như băng dính hai mặt, sau khi bóc lớp bảo vệ, phần còn lại là keo dán, dán 2 tấm màng HDPE với nhau đồng thời khò nhẹ để chúng kết dính chặt chẽ.
Đầm nén rãnh neo
Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (theo tiêu chuẩn ASTM-D4437):
Kiểm tra mối hàn không phá huỷ được thực hiện với toàn bộ chiều dài của mối hàn, mục đích kiểm tra là đảm bảo sự liên tục của đường hàn, độ kín của đường hàn và khả năng kháng thủng của đường hàn. Việc kiểm tra được thực hiện theo phương pháp thử nghiệm bằng áp suất không khí, phương pháp thực hiện tiến hành như sau:
Tạo kênh kín không khí tại vị trí mối hàn cần kiểm tra bằng cách hàn kín hai đầu của mối hàn cần kiểm tra;
Kiểm tra tính kín khí
Đặt kim bơm hơi vào kênh với áp suất (theo bảng dưới) và duy trì áp suất này trong kênh;
Sau 5 phút nếu áp lực trong kênh khí không giảm hoặc giảm trong giới hạn cho phép ghi trong bảng 2 thì đường hàn đạt yêu cầu.
Độ dày màng HDPE (m ) | Áp lực min (KN/m2) | Áp lực max (KN/m2) |
Giới hạn giảm áp(KN/m2) |
0.75*10-3m | 165.4 | 206.7 | 20.7 |
1.00*10-3m | 165.4 | 206.7 | 20.7 |
1.50*10-3m | 186.0 | 206.7 | 20.7 |
2.00*10-3m | 186.0 | 206.7 | 20.7 |
2.50*10-3m | 206.7 | 220.5 | 20.7 |
Kiểm tra mối hàn phá huỷ Qui trình thí nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM-D6392:
Được thực hiện nhằm kiểm tra khả năng gắn kết của mối hàn, phương thức kiểm tra như sau:
Mẫu thí nghiệm: mẫu kiểm tra được lấy trên nguyên tắc đảm bảo đồng nhất với đường hàn trong
thời điểm lấy mẫu tại từng vị trí, cứ 1000m chiều dài đường hàn lấy 01 mẫu thí nghiệm, mẫu được lấy có kích thuớc 300mmx610mm.
Kiểm định: Từ tấm mẫu cắt thành 02 tấm nhỏ có kích thước 300mmx305mm, 01 tấm sẽ được đem đi thí nghiệm và 01 tấm lưu đối chứng. Mẫu làm thí nghiệm sẽ được cắt thành 10 miếng nhỏ có kích thước 25mmx150mm với đường hàn ở giữa, lấy 05 miếng tiến hành thí nghiệm kiểm tra khả năng chống cắt theo tiêu chuẩn ASTM D6392 với cường độ kháng kéo và kháng cắt theo bảng sau.
Sửa lỗi các mối hàn:
Khi sửa lỗi mối hàn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Mặt tấm sửa chữa phải được đánh sạch bụi bẩn, làm sạch và phải khô ráo;
+ Sử dụng phương pháp hàn đùn cho việc vá sửa mối hàn;
+ Các miếng vá phải trùm ra khỏi vị trí hàn lỗi ít nhất 12cm;
+ Phải được kiểm tra độ kín lại sau khi vá sửa.
Tránh thời tiết xấu khi thi công
Trong quá trình thi công không để ảnh hưởng đến nền đất
Khi trải màng chống thấm hdpe xong thì phải tiến hành hàn ngay
Giám sát thi công:
Chuẩn bị hàn: Thông thường, các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dại quá 1.5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm và được cắt theo góc
Thi công hồ nước thải
+ Thiết bị hàn và công cụ phụ trợ: Phương pháp hàn đã được chấp nhận là phương pháp hàn nóng và phương pháp hàn đùng. Mỗi thiết bị hàn đều phải có bộ phận kiểm tra nhiệt độ hàn nhằm đảm bả đúng nhiệt độ hàn theo yêu cầu.
Phương pháp hàn này thường được sử dụng khi các tấm màng chống thấm liền kề, ít khi sử dụng để hàn và hoặc hàn các chi tiết. Thiết bị được sử dụng phải là thiết bị hàn nóng và thường được trang bị bộ phận nêm tách cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí. Thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, được trang bị bộ phận nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ hàn nhằm đảm bảo khả năng điều khiển máy cho thợ hàn.
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt. Phương này cũng tiện lợi trong việc hàn một tấm màng chống thấm mới với tấm màng chống thấm đã lắp đặt trước đó mà không cần bộ phận nêm trần như trong phương pháp hàn nóng. Thiết bị hàn đùn cần được trang bnị bộ phận hiển thị nhiệt độ