MÀNG CHỐNG THẤM GCL BENTONITE

Màng chống thấm GCL (Geosynthetic Clay Liner) là một sản phẩm chống thấm vô cùng linh hoạt được sản xuất theo công nghệ dệt xuyên kim với cấu tạo đặc biệt gồm 3 lớp trong đó lớp phủ bề mặt làm bằng vải địa kỹ thuật không dệt, lớp giữa là bentonite tự  nhiên và lớp lót đáy là vải địa kỹ thuật dệt.

Màng chống thấm GCL bentonite

Màng chống thấm GCL bentonite

Báo giá màng sét tổng hợp Bentonite GCL

Stt Chủng loại Đơn vị Số lượng Đơn giá
1 Báo giá màng sét tổng hợp GCL ART3000 M2 10.000 62.000 vnđ
2 Báo giá màng chống thấm Bentonite GCL ART5000 M2 10.000 Liên hệ: 0975.65.6988 & 0966.82.1212
3 Báo giá màng chống thấm sét tổng hợp GCL ART 4000 M2 10.000 Liên hệ: 0975.65.6988 & 0966.82.1212

Báo giá cập nhật mới nhất hôm nay

Thông số kỹ thuật màng sét tổng hợp ART Bentonite

Chỉ tiêu Chủng loại màng chống thấm GCL Bentonite
ART3000 ART4000 ART4700
Trọng lượng Bentonite g/m(±5%) 2.7 3.7 4.7
Trọng lượng lớp vải không dệt g/m2 >       180
Trọng lượng lớp vải dệt g/m2 >       110
Chỉ số trương nở Bentonite ml/2g >       24
Độ tách nước Bentonite ml <       18
Hệ số thấm m/s ≤ 5 x 10-11 ≤ 3 x 10-11 ≤ 5 x 10-11
Cường độ chịu kháng bóc N >       65

Chỉ số +- 5% so với kết quả tiêu chuẩn

Màng chống thấm GCL bentonite là gì.?.

Sau khi gặp nước, lớp Bentonite ở giữa trương nở tạo thành một lớp màng chống thấm hiệu quả cho cả chất lỏng và khí hơi. Tác dụng chống thấm đến 95% nên được sử dụng để chống thấm cho các công trình, hoặc làm tăng tính ổn định của thành vách hố đào và tránh thẩm thấu nước bằng cách phủ lớp màng sét.

Cấu tạo màng chống thấm GCL màng HDPE

Cấu tạo màng chống thấm GCL màng HDPE

Cấu tạo màng chống thấm GCL vải dệt

Cấu tạo màng chống thấm GCL vải dệt

Đặc tính của các lớp cấu thành màng chống thấm bentonite

Vải địa kỹ thuật không dệt:

  • Được sản xuất từ xơ polypropylene chất lượng cao bằng phương pháp xuyên kim, cán nhiệt; hình thành nên một lớp vật liệu chắc chắn, giữ được sự ổn định về kích thước và có độ bền cao khi ứng dụng trong các dự án xây dựng.
  • Lớp vải địa kỹ thuật không dệt cấu tạo từ xơ PP liên kết vô hường có cường lực cao, là lớp đệm bảo vệ lớp Bentonite với các vật sắc nhọn của mặt bằng.

Vải địa kỹ thuật dệt:

  • Được sản xuất từ sợi polypropylene (PP) hoặc polyester (PET) có tính trơ bền Đặc biệt, trong thành phần vải PP/ PET có chất ổn định nhiệt, chất ổn định chống tác nhân ánh sáng, do vậy sản phẩm không bị giòn, dễ bị nứt hay biến màu theo thời gian.
  • Các đặc tính cường lực chịu kéo và suất đàn hồi cao, bền kháng UV,  có tác dụng gia tăng cường lực, giảm độ giãn, chống xuyên thủng, kháng bục và ngăn cách giữa lớp vật liệu đắp và màng keo dạng bột Bentonite

Màng chống thấm GCL bentonite khi trương nở

Màng chống thấm GCL bentonite khi trương nở

Bentonite

  • Bentonite là một loại khoáng sét có tính hóa keo cao, có tính trương nở trong môi trường nước. Bentonite được ngâm trong môi trường nước sẽ trương nở ra tạo ra khả năng trống thấm có tác dụng chống thấm tương đương với lớp đất sét luyện dày từ 60 – 90 cm.

Kết luận rằng, màng chống thấm GCL Bentonite là một dạng vật liệu đặc biệt khi gặp nước tạo ra màng keo có tác dụng chống thấm ( tỷ lệ keo > 95%) do vậy được sử dụng để chống thấm, phủ lên bề mặt thành đất hố đào nhằm tăng tính ổn định của thành vách hố đào và tránh thẩm thấu nước.

Đặc tính của màng chống thấm Bentonite

  • Hệ số thấm rất nhỏ, ≤ 5×10-9cm/giây
  • Độ dày khô tổng cộng 6mm
  • Độ bền kháng chọc thủng tới 1600N
  • Khối lượng bentonite 3600g/m2 ( 0% độ ẩm )

Ứng dụng màng chống thấm Bentonite

Rõ ràng, màng sét tổng hợp với hai lớp áo bằng vải địa kỹ thuật có khả năng kháng các tác động cơ hóa lý của môi trường, được dệt xuyên kim với nhau nhằm tăng khả năng ổn định và khả năng kháng bóc tách để bảo vệ lớp bentonite bên trong. Lớp đất sét tổng hợp bên trong có hệ số thấm rất nhỏ và hệ số trương nở gấp 15 lần khi ngậm nước, giúp hình thành một lớp chống thấm dạng keo có khả năng tự hàn các vết chọc thủng màng chống thấm Bentonite (GCL) được sử dụng nhiều trong các ứng dụng chống thấm

Chống thấm hầm đường bộ

Chống thấm hầm đường bộ

  • màng chống thấm GCL Bentonite lót đáy và đóng phủ bãi chôn lấp rác thải:

Chống thấm hố chôn lấp rác thải

Chống thấm hố chôn lấp rác thải

Quả đúng vậy, GCL được sử dụng để lót đáy ô chôn lấp rác hợp vệ sinh theo quy trình tiêu chuẩn môi trường nhằm ngăn chặn nước rỉ rác nhiễm bẩn ra môi trường xung quanh. GCL đặc biệt phù hợp với lớp mái dốc bởi độ bền kéo cao và hệ số ma sát lớn. Các hố chôn lấp tự nhiên hình dạng phức tạp

  • màng chống thấm GCL Bentonite tác dụng lót đáy hồ chứa chất nhiễm bẩn

Làm hố chôn lấp rác thải

Làm hố chôn lấp rác thải

Đáy hồ, đáy ao hay bồn bể chứa chất nhiễm bẩn, chất độc hại được lót bằng màng sét chống thấm sẽ giải quyết được việc rò rỉ chất nhiễm bẩn ra môi trường hợp vệ sinh an toàn.

  • màng chống thấm GCL Bentonite chống thấm đê, đập, kênh mương:

Chống thấm suối nhân tạo

Chống thấm suối nhân tạo

Màng Bentonite được sử dụng phổ biến để chống thấm đê, đập thủy điện, kênh mương thủy lợi, phát huy khả năng chống thấm của bentonite và khả năng kháng cắt của các lớp vải địa kỹ thuật.

  • màng chống thấm GCL Bentonite  lót ao hồ giữ nước khu vui chơi giải trí, hồ sân golf:

Làm hồ nhân tạo

Làm hồ nhân tạo

GCL cũng được sử dụng để lót đáy các khu vực chứa bùn mỏ, khu vực chứa quặng để xử lý, …. Ưu điểm nối bật của màng GCL là dễ dàng thi công trong các khu vực điều kiện thi công khó khăn, vùng núi, ….

Với khả năng tự hàn và việc thi công đơn giản, GCL đặc biệt phù hợp để chống thấm và lưu giữ nước các ao hồ khu vui chơi giải trí, ao cá cảnh, hồ sân golf….

  • màng chống thấm GCL Bentonite lót đáy các khu chứa quặng mỏ:

Ứng dụng chống thấm cột bê tông

Ứng dụng chống thấm cột bê tông

Chống thấm hố bể phốt

Chống thấm hố bể phốt

GCL được sử dụng để lót đáy các hồ chứa chất bẩn bởi khả năng chống thấm tốt đồng thời giải quyết được vấn đề nền đất yếu ở các khu vực này.

Ưu điểm của màng chống thấm GCL Bentonite

  • Có khả năng chống thấm tốt, độ an toàn, tin cậy cao.
  • Chịu được các tác động hóa lý của môi trường. Không bị hiệu ứng khô/nứt như đất sét truyền thống.
  • Tiết kiệm chi phí vận tải so với vật liệu đất sét truyền thống tới 150 lần
  • Thi công nhanh, đơn giản.
  • Không bị nứt gãy do thay đổi thời tiết.
  • Thi công được trong điều kiện môi trường ẩm ướt.

Khi nào sử dụng màng sét tổng hợp Bentonite

  • So sánh màng chống thấm HDPE với màng chống thấm GCL Bentonite  để có cách lựa chọn phù hợp cho yêu cầu của dự án. Hai loại vật liệu trên có chung khá nhiều ứng dụng, tuy nhiên khi nào thì dùng loại nào cho phù hợp đang là câu hỏi nhiều anh em thiết kế thắc mắc.
  • Màng HDPE cơ bản là màng nhựa, được cán từ hạt nhựa HDPE nguyên sinh (có thể cả tái sinh trộn cùng), có khả năng chống thấm hoàn toàn. Còn màng Bentonite GCL thì là màng sử dụng lớp đất sét Bentonite để làm lớp chống thấm, có độ thấm nhỏ theo yêu cầu. Trong đó:
  • màng chống thấm GCL Bentonite : Có hệ số thấm nhỏ, trọng lượng tương đối nặng, thi công nhanh không cần máy móc chuyên dụng, không yêu cầu cao về độ bằng phẳng của mặt bằng, sử dụng được cho nhiều loại bề mặt địa hình phức tạp. Có khả năng tự bít vết thủng khi bị vật nhọn xuyên qua. Tuy nhiên do nguyên lý làm việc nên khi công phải bắt buộc có 1 lớp đất áp lực phủ phía trên.
  • Màng HDPE:Chống thấm hoàn toàn, trọng lượng nhẹ, thi công nhanh nhưng cần máy hàn chuyên dụng, yêu cầu mặt bằng phải tương đối bằng phẳng. Có thể để phơi nắng mưa luôn mà không cần vật liệu đắp chặn. Khi bị vật nhọn xuyên qua thì phải hàn sửa chữa. Cơ bản chiếm tới 90% các ứng dụng chống thấm địa kỹ thuật hiện nay.
  • Các ứng dụng sử dụng hai loại màng chống thấm trên cơ bản giống nhau, tuy nhiên với một số ứng dụng sau thì nên sử dụng loại phù hợp:
  • Hầm Biogas chỉ sử dụng được HDPE
  • Các hồ chứa nước yêu cầu nước sạch, hồ nuôi trồng thủy hải sản chỉ dùng HDPE
  • Các hồ chứa nước cảnh quan quy mô nhỏ hình dạng phức tạp, các hồ chứa, đê đập thủy điện, các bãi chôn lấp rác thải tận dụng khe núi ko cần làm mặt bằng bằng phẳng. => Nên sử dụng màng chống thấm đất sét GCL.
  • Ngoài ra với khả năng tự hàn gắn vết thủng của màng GCL và thi công không cần máy móc chuyên dụng cũng nên được xem xét khi lựa chọn màng chống thấm cho dự án.
  • HDPE thiên về giải pháp hồ cảnh quan nhân tạo, còn Bentonite GCL thiên về giải pháp hồ tự nhiên hơn.
  • Nhiều dự án yêu cầu cao về chống thấm có thể kết hợp sử dụng cả 2 loại HDPE và GCL để tăng hệ số an toàn cho dự án.

Thi công màng chống thấm GCL Bentonite

Thi công màng chống thấm Bentonite khá đơn giản và thủ công không cần sử dụng máy móc chuyên dụng cầu kỳ. Công tác lăn trải di chuyển cuộn sẽ nhanh hơn nếu sử dụng thêm máy cơ.

Bước 1: Xác định mặt bằng – Tập kết vật tư

Bước 2: Trải màng sét tổng hợp

  • Trải màng chống thấm GCL trên mặt bằng, lớp màng nọ nối tiếp lớp màng kia theo một khoảng phủ bì tùy thuộc vào sức chịu lực của đất, Sức chịu lực của đất: CBR

Thi công màng chống thấm GCL bentonite

Thi công màng chống thấm GCL bentonite

  • Sử dụng máy cơ di chuyển lăn cuộn sẽ nhanh và tiện dụng hơn
  • Công tác trải màng chống thấm GCL phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
  • Trên mái dốc hoặc mặt phẳng nghiêng trải theo chiều cuộn từ đỉnh mái xuống chân của mái nghĩa là các đường trồng mí chạy theo chiều dọc mái.
  • Nếu chống thấm cho đập đất phải trải kéo dài các tấm màng cách đường chân khay ít nhất 25m sau đó cắt ngang dòng thấm và sâu hơn độ sâu của nó là 0.3m

Rải màng chống thấm GCL bentonite

Rải màng chống thấm GCL bentonite

  • Khoảng cách chồng mí là 15cm
  • Trên mặt phẳng không quy định hướng trải và độ dài các tấm màng mà chỉ cần tính toán cách trải sao cho tổng chiều dài và các đường hàn nối là nhỏ nhất, ít phải cắt màng nhất
  • Trường hợp mái dốc có độ dài gấp nhiều lần chiều dài cuộn màng thì dọc theo chiều dài mái dốc phải thiết kế các rãnh neo. Số lượng rãnh neo tương ứng với số lượng cuộn cần sử dụng để phủ kín từ đỉnh mái xuống chân khay và độ dài phủ chồng mí theo chiều dọc (md) giữa hai cuộn nối tiếp ít nhất 0.5mm, độ dài phủ chồng mí theo chiều ngang (cd) là 0.15m.
  • Rãnh neo sau khi lắp đặt màng chống thấm Bentonite được đổ đất và đầm chặt ít nhất phải đạt 95% trị số proctor

Rải màng chống thấm GCL bentonite

Rải màng chống thấm GCL bentonite

  • Công tác trải màng chống thấm Bentonite thường được kết hợp bằng phương pháp thủ công với cơ giới
  • Khi trải màng chống thấm GCL bằng phương pháp thủ công các cuộn màng được chuyên chở và mở ra thành từng tấm gần vị trí lắp đặt. Trải màng bằng phương pháp thủ công thường tốn nhiều nhân lực mà năng suất lại thấp
  • Trải màng chống thấm GCL bằng các thiết bị chuyên dụng năng suất có thể đạt tới 10.000m2/ ngày
  • Khi không có thiết bị chuyên dụng có thể dùng một ống thép dài 6m xuyên qua lõi cuộn màng, sau đó lắp hai ổ quay vào hai đầu ống, các ổ quay này nằm trong cơ cấu nâng dưới dạng gối đỡ hoặc dây cáp, sau đó dùng các loại máy thi công như xe ủi, xe xúc, cần cẩu, ….. nâng các tấm màng đưa vào vị trí lắp đặt và trải màng ra. Phương pháp này giảm được nhiều nhân lực mà năng suất tăng gấp nhiều lần so với phương pháp trải bằng thủ công.

Bước 3: Gắn nối màng chống thấm Bentonite

  • Việc gắn nối các tấm màng chống thấm Bentonite rất đơn giản và nhanh chóng. Có nhiều phương pháp để hàn nối màng chống thấm GCL: Bóc lớp vải địa kỹ thuật phía trên của tấm màng nằm dưới và lớp vải địa kỹ thuật phía dưới của tấm màng nằm trên (Phần bóc vải địa chỉ nằm trong diện tích hàn) sau đo úp chúng nên nhau là xong hoặc đặt các vật liên kết trong lớp bột SodiumBentonite giữa hai tấm màng như bulong, thép uốn thành hình chữ Z ….
  • Trên công trường tùy vào điều kiện cho phép mà lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp trên với nhau

Bước 4: Công tác sửa chữa, hàn vá màng chống thấm GCL Bentonite

  • Công tác sửa chữa hàn, vá lỗ thủng, rách được tiến hành sau khi trải và hàn kết nối các tấm màng đã kết thúc. Điều quan trọng là không được bỏ sót bất kể lỗ thủng, vết rách nào, đồng thời phải phát hiện và đánh dấu các vị trí xung yếu cần phải gia cố sau đó tiến hành hàn vá sửa chữa. Việc hàn vá sửa chữa tuy rằng đơn giản chỉ cần rải kín một lớp bột SodiumBentonite mỏng lên diện tích hàn sau đó úp miếng vá lên là xong, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc như hình ảnh dưới đây

Bước 5: Phủ bề mặt màng chống thấm Bentonite

  • Do nguyên lý làm việc của màng đất sét GCL nên sau khi thi công trải lớp màng chống thấm GCL xong sẽ phải thi công phủ một lớp đất đầm chặt dày 30-50cm hoặc một lớp bê tông tối thiểu 20cm để đảm lớp GCL làm việc hiệu quả. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn sử dụng màng chống thấm GCL.

Phủ lớp bảo vệ lên trên bề mặt màng chống thấm gcl bentonite

Phủ lớp bảo vệ lên trên bề mặt màng chống thấm gcl bentonite

  • Tùy thuộc vào đặc thù của từng loại công trình mà thiết kế lớp phủ bề mặt bảo vệ màng sao cho vừa hiệu quả vừa kinh tế

Công ty TNHH đầu tư thương mại Phú An Phát

Địa chỉ:Số 25 phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Cửa hàng:Số 51, ngõ 295 Bạch Mai, Phường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Điện thoại:0922.49.8688 & 0975.65.6988 & 0966.82.1212

Email: vattuxaydungphuanphat@gmail.com

Xem thêm

Copyright © 2022 - Công ty TNHH đầu tư thương mại Phú An Phát