Biện pháp thi công màng chống thấm HDPE

Biện pháp thi công màng chống thấm HDPE

Thi công màng chống thấm HDPE đòi hỏi sự cẩn thận, tay nghề chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng công trình. Chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp thi công và quy trình làm việc chuyên nghiệp qua nội dung dưới đây.
Liên hệ ngay

Thi công màng chống thấm HDPE đòi hỏi sự cẩn thận, tay nghề chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng công trình. Chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp thi công và quy trình làm việc chuyên nghiệp qua nội dung dưới đây.

Phương pháp thi công màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE được cấu tạo dạng cuộn hoặc tấm với khổ rộng cố định từ 7m-8m. Để thi công màng HDPE trên mặt bằng chiều rộng lớn hơn 8m cần thực hiện nối liền các tấm màng với nhau. 

Chúng ta sử dụng phương pháp nối liền các tấm màng hiệu quả là hàn nhiệt. Trong đó, có 2 phương pháp hàn màng HDPE cơ bản như sau: 

  • Phương pháp hàn đùn chủ yếu sử dụng trong sửa chữa, hàn các chi tiết đặc biệt hay góc cạnh. Bạn cũng có thể dùng để hàn một tấm màng HDPE mới với tấm màng HDPE cũ mà không cần bộ phận nêm trần.
  • Phương pháp hàn ép nóng được sử dụng đối với các tấm màng chống thấm HDPE liền kề. Phương pháp này không sử dụng để hàn góc hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng là máy hàn ép nóng, cần kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.

Quy trình thi công màng chống thấm HDPE chi tiết

Công đoạn thi công màng HDPE cần có sự giám sát của chuyên gia xây dựng. Điều này giúp đảm bảo hoạt động thi công diễn ra chính xác, hiệu quả cao. Dưới đây là các bước trong quy trình thi công màng HDPE như sau:

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Yêu cầu chuẩn bị mặt bằng của từng dự án khác nhau sẽ có những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng công trình thi công lót màng HDPE cần đảm bảo:

  • Mặt bằng sạch sẽ, bằng phẳng,không chứa các vật sắc nhọn gây thủng màng HDPE.
  • Khu vực đất để chuẩn bị thi công không đọng vũng nước 
  • Nền đất không được quá yếu, không dễ lún sụp và cần có sự đầm chắc
  • Nếu thi công tại khu vực có nhiều sỏi sạn, đá dăm, đá lăn, sóng gió… cần có lớp bảo vệ màng tránh những tác động này. Tùy theo cấu trúc của công trình, đặc điểm địa chất, tải trọng tác động để chọn lớp bảo vệ tương ứng.

trai-mang-chong-tham-hdpe-2

Thi công rãnh neo

Chúng ta cần tiến hành đào rãnh neo để chôn mép màng chống thấm HDPE. Độ sâu và chiều rộng rãnh neo cần đáp ứng theo thiết kế trên bản vẽ kỹ thuật. Khi đổ đất lên rãnh neo cần tránh làm hư hỏng màng chống thấm. Việc đổ đất cần tiến hành ngay sau khi trải màng HDPE để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo.

Trải màng HDPE

Công tác trải thảm HDPE cần được giám sát kỹ càng để tránh làm rách, thủng màng. Đặc biệt với các loại màng có độ dày thấp dưới 0,5mm. Nếu điều kiện thời tiết xấu hoặc phát sinh vấn đề khi thi công thì cần phải ngừng ngay việc trải màng HDPE.

Hàn màng chống thấm HDPE

Sau khi đã trải màng chống thấm HDPE xong thì nhân viên thi công sẽ hàn để liên kết các tấm màng với nhau. Các mối hàn phải được thực hiện theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang mái dốc để tránh bị lật máy. 

Tại các góc hay vị trí không thuận lợi thì chúng ta nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, mối hàn ngang thì khi thực hiện hàn không nên kéo dài quá 1,5m. Những mối hàn hình chữ thập được thực hiện tại cuối tấm màng HDPE và cắt theo góc 45 độ.

trai-mang-chong-tham-hdpe-3

Kiểm tra vị trí mối hàn

Sau khi đã thi công màng HDPE xong thì đơn vị giám sát cần kiểm soát chất lượng màng lần cuối. Lưu ý cần kiểm tra cẩn thận để xác định các mối hàn đã đảm bảo chất lượng hay chưa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là thông tin chia sẻ về biện pháp, quy trình thi công màng chống thấm HDPE chi tiết nhất. Để chọn mua loại màng chống thấm HDPE này

Liên Hệ:

  • Hotline Tư vấn: Mr Tùng: 0922206868
  • Kho + VP Hà Nội:
Copyright © 2022 - Công ty TNHH đầu tư thương mại Phú An Phát